Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) và Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 05 tháng 6 năm 2009 cúa Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động luật sư, đội ngũ luật sư của tỉnh đã không ngừng phát triển cả về chất lượng và số lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.
Triển khai thi hành Luật Luật sư năm 2006, đánh giá cao những kết quả đã đạt được của đội ngũ luật sư trong cả nước, như: Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ công lý, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…. Nhưng nhận thấy tổ chức và hoạt động của luật sư vẫn còn bộc lộ những hạn chế, như: Phát triển chưa bền vững, một bộ phận còn yếu về chuyên môn, kỹ năng hành nghề; chưa có nhiều luật sư có khả năng tư vấn và tham gia giải quyết các tranh chấp về thương mại quốc tế…. Ngày 30 tháng 3 năm 2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về tổ chức và hoạt động của luật sư với 08 chủ trương và giải pháp tổ chức thực hiện để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ luật sư.
Cụ thể hóa Chỉ thị của Ban Bí thư vào điều kiện thực tiễn của tỉnh, ngày 05 tháng 6 năm 2009, Ban Thưởng vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư với 06 nhiệm vụ, giải phú chủ yếu. Ngày 17 tháng 9 năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND, về việc ban hành Đề án "Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế" trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2010 - 2020 và Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2013 về ban hành kế hoạch triển khai chiến lược phát triển nghề luật sư trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 với 12 nhiệm vụ và giải pháp phải thực hiện.
Cuối năm 2008, Đoàn Luật sư tỉnh có 30 luật sư chính thức và 07 luật sư tập sự (nay là người tập sự hành nghề luật sư) hoạt động tại 17 Văn phòng luật sư vừa hoàn thành Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 23008 - 2013). Qua quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 20-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, đội ngũ luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư đã phát triển mạnh mẽ về số lượng lẫn chất lượng.
Đến năm 2015, đã phát triển đội ngũ luật sư của tỉnh lên 52 luật sư, hoạt động tại 32 tổ chức hành nghề luật sư. Đến nay, đã phát triển lên 65 luật sư, đang hoạt động tại 32 tổ chức hành nghề (30 Văn phòng luật sư, 02 Công ty Luật) và 08 Chi nhánh, 20 Văn phòng giao dịch, trong đó: Có 07 luật sư đã được đào tạo trình độ Thạc sĩ và có 05 luật sư là Hòa giải viên thương mại tại Trung tâm Hòa giải Thương mại Miền Tây. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 32 tổ chức hành nghề (30 Văn phòng luật sư, 02 Công ty Luật) và 08 Chi nhánh, 20 Văn phòng giao dịch; hoạt động với 65 luật sư, 13 người tập sự hành nghề luật sư. Có 07/65 luật sư đã được đào tạo trình độ Thạc sĩ Luật học.
Đoàn Luật sư tỉnh đã từng bước được củng cố, kiện toàn và đi vào nề nếp, hiệu quả. Về cơ cấu, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư vẫn có 05 thành viên, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật có 03 thành viên như các nhiệm kỳ trước, nhưng đã có sự tham gia của nhiều luật sư trẻ, nhất là đã có 01 Luật sư được đào tạo trình độ Thạc sĩ Luật được bầu vào Hội đồng Khen thưởng, kỷ luật của Đoàn. Ngoài ra, Đoàn Luật sư còn thành lập 03 Ban để giúp việc cho Ban Chủ nhiệm, gồm: Ban Tuyên truyền giáo dục, Ban Nghiệp vụ chuyên môn, Ban đời sống - xã hội.
Từ khi được thành lập, Đoàn Luật sư không có trụ sở riêng, phải hoạt động nhờ trong khuôn viên trụ sở của Hội Luật gia tỉnh. Từ năm 2017, sau khi tiếp nhận trụ sở cũ của Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Sở Tư pháp đã bố trí cho Đoàn Luật sư 02 phòng làm việc và 01 kho lưu trữ hồ sơ, có tổng diện tích khoảng 60 mét vuông để làm nơi sinh hoạt và tổ chức các hoạt động của Ban Chủ nhiệm.
Đoàn Luật sư và các luật sư thành viên đã thực hiện có hiệu quả vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư đã chủ động tập hợp và thường xuyên tổ chức công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho các luật sư, cũng như thường xuyên tạo điều kiện cho các luật sư tham gia học tập, nâng cao trình độ và kỹ năng hành nghề…, nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của công việc. Phối hợp tốt với các cơ quan tố tụng và các cơ quan nhà nước khác để từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho Luật sư trong tác nghiệp, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Luật sư.
Công tác quản lý nhà nước về luật sư trên địa bàn tỉnh được thực hiện chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật; có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan quản lý nhà nước với Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư và các cơ quan có liên quan để không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về luật sư. Từ đó, việc triển khai và tổ chức thi hành chủ trương, Nghị quyết của Đảng, các quy định của pháp luật và các tổ chức hành chính về luật sư được thực hiện kịp thời, đảm bảo chất lượng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, cũng như kịp thời có những biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh.
Qua 10 năm tổ chức thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư và của Tỉnh ủy, dù vẫn còn một vài hạn chế nhất định. Nhưng nhìn chung, đội ngũ luật sư của tỉnh đã có sự phát triển tích cực cả về chất lượng và số lượng so với trước khi thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Ban Bí thư.
Tin tưởng rằng, sau Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023 của Đoàn Luật sư tỉnh vừa tiến hành vào tháng 3 năm 2019 vừa qua, chất lượng tổ chức và hoạt động của luật sư tỉnh nhà sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa; khẳng định vị trí, vai trò của luật sư trong quá trình phát triển của đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW HNTW 4 (khoá X) và Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết HNTW 4 (khoá X) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Nhất là vị trí, vai trò của luật sư trong công cuộc Cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị.
Thế Dân
Nguồn: Báo cáo số 91/BC-STP ngày 15/5/2019 của Sở Tư pháp.